GIẬN, và NHẪN và YÊU THƯƠNG




Phật dạy: Trong tất cả các phiền não, giận là nặng nhất...


Khi giận người mà ta thương, cũng có nghĩa là ta rất yêu thương người đó

Nhưng thương nhau là gì, nếu không biết quên mình?

Và quên mình thế nào được nếu không biết học làmchủ cái tâm, làm chủ xung động?

Làm chủ xung động sao nổi, nếu không luyện chữ Nhẫn ?

Khi yêu thương nhau, chính là học chữ Nhẫn với nhau.

Cái chặn đứng hạnh phúc của yêu thương chính là nóng giận.

Nóng giận là lửa, lửa thì đốt cháy tất cả.

Vì thương nhau, nên khác nhau mà vẫn thương

Khác nhau thì làm sao chẳng có lúc khỏi buồn khỏi giận ?

Thương nhau yêu nhau là có trong nhau

Trong anh có em trong em có anh, giận nhau cũng là như tự giận mình.

Làm sao làm chủ cơn giận được ?

Đó chỉ có thể là Tình thương.

Tình thương

Hóa giải cơn giận chỉ có thể bằng Tình thương

Tình thương hóa giải cơn giận bằng Lời xin lỗi

Lời xin lỗi chính là cử chỉ thương yêu đối với người ta thương

Vì ta không muốn người ta thương buồn hay giận, ta cũng không muốn buồn giận người ta yêu thương

Sau mỗi lần xin lỗi lại thương nhau hơn.

Ai biết xin lỗi, người ấy biết nắm chìa khóa của hạnh phúc trong tay.

Ai biết xin lỗi, người ấy hiểu chữ Nhẫn.

Từ chữ Giận đến chữ Nhẫn gần là thế

Tình thương.

Nhẫn không có nghĩa là nhẫn nhục

Giữa hai người thương nhau, không có chuyện cái nhục

Giữa hai người thương nhau không có chuyện chịu đựng

Đang giận mà ngưng giận, không có gì tích cực hơn

Đang tự ái mà dẹp tự ái, không có gì dũng cảm hơn

Nhẫn chính là chiến thắng

Chiến thắng của Tình thương...




Comments