một chút về người Mỹ



Đã lâu muốn viết một bài về những giá trị Mỹ nhưng rồi bận quá, sẵn đọc một bài hay nên mình muốn chia sẻ ở đây. Mình cũng muốn chia sẻ với các ông bô bà mẹ cưng chiều con vô lối và nhu nhược, cung cấp cho xã hội những đứa trẻ Việt Nam lười biếng thụ động, chỉ biết hưởng thụ, dựa dẫm chạy chọt...
Cũng như một vị tỷ phú người Mỹ đã từng bỏ rất nhiều tiền cho các quỹ từ thiện ở Việt Nam-người từng góp tiền xây dựng Đại học ĐÀ NẴNG, trong khi các con ông không hề được thừa hưởng một đồng nào từ người cha với khối tài sản hàng tỷ đô la, đa phần người Mỹ dạy con mình theo cách đó: "cái gì mình làm ra mới quý, mới đáng tự hào" nên không có chuyện dựa hơi bố mẹ, không có chuyện tham nhũng ăn cắp được dung túng. Người tỷ phú Mỹ đó chính là một biểu tượng của giá trị Mỹ. Và, "giấc mơ Mỹ" đối với mình cũng như mình muốn dành cho con đó không phải là tiền bạc giàu có nhà to xe xịn, mà chính là những giá trị nhân văn không thể đánh đổi được bằng tiền này.
Mình sống ở Mỹ chưa lâu nhưng may mắn có nhiều bạn bè người Mỹ cũng như đang sống với người Mỹ  và chịu khó quan sát lắng nghe học hỏi nên mình tiếp thu nhanh những giá trị và lối sống này, mình hiểu cơ bản điều gì làm nên những giá trị Mỹ và nước Mỹ văn minh cường thịnh, cũng là vì NẾU BẠN LUÔN HƯỚNG TỚI ĐIỀU GÌ THÌ BẠN SẼ DỄ DÀNG TIẾP THU, LĨNH HỘI VÀ CHẤP NHẬN NÓ.

Học sinh trung học (junior highschool) bán cờ trong Lễ diễu hành ngày 4 tháng 7

Bạn biết không, câu người Mỹ hay nói (như câu cửa miệng) đó chính là "i appreciate that" và họ cũng RẤT thích nghe câu này. Người Mỹ luôn trân trọng những gì người khác làm cho mình và vì tốt bụng nên họ cũng trân trọng những gì mình làm cho người khác- đó là niềm vui tự hào làm được điều hay việc tốt (làm cho người khác vui) của họ khi họ nghe ai đó nói "i appreciate that" chứ không phải vì họ mong được biết ơn. Tất nhiên ai đó trân trọng việc người khác làm cho mình thì luôn được đánh giá cao như một chuẩn mực, nếu có cơ hội họ không quên đáp lại. Điều này diễn ra trong bất kỳ một mối quan hệ nào, kể cả quan hệ cha mẹ-con cái, anh-chị-em hay chồng-vợ. Người Mỹ đối xử với người thân của mình theo cách mà người Việt cho là khách sáo: chăm sóc quan tâm những sở thích, thói quen ăn uống, quà cáp không ngừng và nhiều nhằm biểu lộ tình yêu thương và sự quan tâm, chứ không phải cho tiền là xong.
Bạn thường nghe chuyện đi ăn chung share tiền trả theo kiểu Mỹ, và có bạn mỉa mai cách này. Đó chính là cách người Mỹ thể hiện lòng tự trọng của họ, không có chuyện ai đó trả tiền cho họ mà không nói trước là mời họ một cách rõ ràng, và nếu được mời đương nhiên họ sẽ rất cảm kích và thường không quên đem gì đó cho chủ nhà nếu là bữa tối tại gia hoặc ở nhà hàng thì là một món quà nhỏ mà họ muốn gây bất ngờ. Mình nhắc lại kể cả quan hệ thân cha mẹ con cái anh em: người Mỹ lại càng trân trọng trong đối đãi. Không phải kiểu như Việt Nam càng thân lại càng buông tuồng dễ dãi. Trẻ em Mỹ được dạy độc lập và biết quan tâm người khác từ bé, chính vì vậy 18 tuổi xách vali ra khỏi nhà và tự vay tiền học đại học. Không có kiểu học đại học xong vẫn về ở nhờ nhà bố mẹ ăn cơm bố mẹ rồi lấy vợ đẻ con trong nhà bố mẹ luôn.
Bạn sẽ nói đây là sự khác biệt văn hoá, vâng, nhưng có lẽ, đối với những bộ óc tân tiến và luôn cầu tiến biết nhìn xa trông rộng, bạn sẽ hiểu đã đến lúc cần thay đổi, từ trong mỗi gia đình, vì một xã hội Việt Nam có những con người giàu lòng tự trọng hơn. 


các cô gái nhỏ đi xem diễu hành :)







Comments

  1. Bài này hay, chị. Nhưng kiểu chữ rối rối sao á.

    ReplyDelete

Post a Comment

Your comment would make my day brighter. Thank you! :-)

Truly,