Tibet itinerary : 20. Gyantse Kumbum, ánh mặt trời và mắt Phật
Gyantse Kumbum, ở độ cao 4.050m, nơi đây cao hơn Lhasa 300m.
(Kumbum means 100.000 Buddha images)
Tụi mình đến nơi đã 5h chiều. Nắng rực trời xanh. Gyantse, nơi xưa kia từng được xem là thủ phủ của Tây Tạng suốt 80 năm, nay chỉ còn là một đô thị xưa cũ với dấu tích vàng son là là tu viện Palkhor và bảo tháp Kumbum này. Được bao bọc bởi một bức tường thành, nơi đây trước kia từng là một quần thể tu viện rộng lớn bên cạnh đền Kumbum, đã từng là nơi tập trung hàng ngàn tăng sĩ của cả 4 phái ở Tây Tạng (Kagyupa, Nyingmapa, Sakyapa và Gelugpa).
Đền Kumbum là một công trình vĩ đại không nơi nào có được trên cao nguyên Tây Tạng, được xây dựng vào năm 1436, cao 32.4m, mái bằng vàng, đền gồm 9 tầng, 108 cửa và 77 khám thờ (chapel). Thời Cách mạng Văn hóa nơi đây cũng không thoát khỏi sự phá hủy nặng nề của hồng vệ binh Trung Quốc.

cửa vào đền Kumbum

Đền Kumbum được xây dựng như một stupa khổng lồ, là biển tượng tín ngưỡng rất đặc trưng của Phật Giáo Tây Tạng, đây được xem như là nơi gìn giữ linh hồn, tương phản với các bức tượng là sự tái hiện thể xác. Nếu được bay lên trời xanh nhìn xuống, linh tháp Kumbum là một bức Mandala* vĩ đại. Trong Mandala lớn lại có những Mandala nhỏ (mỗi khám thờ là một Mandala). Trong đền Kumbum có khoảng 100.000 hình tượng Phật dưới các dạng Ứng thân, Báo thân và Pháp thân (Sakyamuni, Bồ tát, Hộ pháp...), và có thờ tượng Sakyamuni rất lớn, cùng với sự tái hiện Tứ Diệu Đế đến cõi Niết-bàn theo thuyết nhà Phật.
cửa vào đền Kumbum
Đền Kumbum được xây dựng như một stupa khổng lồ, là biển tượng tín ngưỡng rất đặc trưng của Phật Giáo Tây Tạng, đây được xem như là nơi gìn giữ linh hồn, tương phản với các bức tượng là sự tái hiện thể xác. Nếu được bay lên trời xanh nhìn xuống, linh tháp Kumbum là một bức Mandala* vĩ đại. Trong Mandala lớn lại có những Mandala nhỏ (mỗi khám thờ là một Mandala). Trong đền Kumbum có khoảng 100.000 hình tượng Phật dưới các dạng Ứng thân, Báo thân và Pháp thân (Sakyamuni, Bồ tát, Hộ pháp...), và có thờ tượng Sakyamuni rất lớn, cùng với sự tái hiện Tứ Diệu Đế đến cõi Niết-bàn theo thuyết nhà Phật.
mắt Phật nhìn tứ phương trên đền Kumbum
Không hiểu sao mình thấy ánh mắt của Đức Phật ở đây rất buồn.
stupa
Màu sắc là cách để tạo linh ảnh. Sắc đỏ là tượng trưng cho lòng từ bi.
Sắc lục tượng trưng cho sự an lạc, sự xả bỏ. Sắc vàng là màu của ánh
mặt trời, của sự tăng trưởng, sung mãn. Sắc xanh là màu của trí tuệ,
kiến thức và của không gian mênh mông. Những màu sắc thuần tịnh này là
cách để người ta đi vào những tầng sâu tâm thức.
Mình nhớ chuyến đi. Nhớ buổi chiều đầy nắng ở
Gyantse Kumbum mà mình thì mệt mỏi vô cùng vì sức khỏe có hạn sau chuyến đến hồ
Yamdrok và vượt đỉnh cao 5.560m. Ước được đến Kumbum sớm hơn và khỏe hơn để có
thể leo lên đỉnh đền, là đi một vòng từ dưới lên trên có thể gọi là đi một vòng
tử sinh luân hồi đến Niết-bàn.
Đêm qua đến 3h sáng mình mới ngủ. Mình cứ ngồi
như thế, trong tư thế thiền, cố không suy nghĩ về bất cứ điều gì. Có một sự
tĩnh lặng dâng tràn. Khi người ta hoàn toàn tĩnh lặng thì không có bất kỳ sự
vận động nào diễn ra trong tâm hồn, và điều đó giống như một ngọn núi phủ đầy
tuyết.
Không có gì hiện diện trên đỉnh núi tuyết. Không
có sự hiện diện của thời gian. Cũng như những ngày đi trên những con đường mây
trắng nơi xứ tuyết, mình không còn khái niệm về thời gian.
Đức Phật ngồi tĩnh lặng dưới gốc Bồ đề, cũng như
hình ảnh ngọn núi tuyết, mãi mãi không thời gian, bất động và bất diệt. Phải
chăng chỉ ở chốn cao nguyên tuyệt đẹp đó, con người mới có khái niệm miên viễn
và có một lòng tin xác tín vào vòng luân hồi ? Là nơi mà sự tĩnh lặng như vô biên sẽ khiến cho con người phải mở rộng ý thức quán chiếu về lẽ vô thường.

Sự vận động của tâm hồn - suy nghĩ, khao khát,
hình dung và ghi nhớ - tất cả đều tạo ra đau khổ. Và khi không còn đau khổ, tâm
hồn dường như đã biến mất. Mình ngồi đó và trong mình không còn có tâm
hồn.
Nhưng, mình không thể nào ngồi đó mãi. Mình không
thể như Đức Phật, như ngọn núi tuyết, bất diệt và không thời gian.
Mình lại trở về với chính mình.
Một nỗi buồn ập tới, dâng tràn.
---------
(*)
Các
đồ hình Mandala thường có hình tròn. Trong tiếng Phạn (ngôn ngữ cổ
của Ấn Độ), Mandala vừa có nghĩa là “vòng tròn” lại vừa có nghĩa là
“trung tâm”, tức là nó tượng trưng cho cả thế giới hữu hình bên ngoài
(vòng tròn), thế giới vô hình bên trong (trung tâm). Mỗi đồ hình
Mandala là một bức tranh, kể về hành trình bạn có thể đi theo từ thế
giới thường nhật bên ngoài để vào thế giới nội tâm trầm lặng ở bên
trong con người bạn. Nó đưa bạn đến chỗ hiểu biết sâu sắc hơn về mối
quan hệ giữa bạn với vũ trụ.
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
ReplyDeleteNắng xinh nhấc mũ buồn ra
Mắt ai sẽ lại la đà tương tư :-D
:D, chị cứ comment là ra thơ. hay nhỉ ^^ :D
ReplyDeletehôm nay em lại sơn móng tay màu đen, thấy nỗi buồn đẹp lung linh :D
Khung cảnh tĩnh lặng nhỉ!
ReplyDelete