Tibet itinerary : 3. Người đẹp buồn trong Tu Viện Deprung :D :D
Nơi đây hàng ngàn người từng sống cuộc đời phạm hạnh, bồi dưỡng trí tuệ, tăng trưởng bồ đề tâm, quán niệm về cái vô thường của sự sống, về sự miên viễn của cái chết...
(trích Mùi Hương Trầm -Nguyễn Tường Bách)
Gần Lhasa có 3 tu viện lớn, đó là tu viện Deprung, tu viện Sera và tu viện Ganden. Những tu viện này là những trường Đại học Phật Giáo đào tạo tăng sĩ. Deprung là tu viện lớn nhất, cách Lhasa khoảng 10km. Buổi sáng ngày thứ 2 đầy nắng đẹp ở Lhasa, tụi mình đã đến nơi này.
Deprung nằm dưới chân một ngọn núi lớn, mà trên ngọn núi đó có một nơi xưa kia từng là chỗ để điểu táng*. Tu viện này được xây dựng từ năm 1416 bởi một đồ đệ của Tsongkhapa** tên là Jamyang Choje, về sau mở rộng thêm thành một tập hợp tu viện rộng lớn với rất nhiều điện thờ và vô số tranh tượng.
mình yêu những cửa sổ dưới bầu trời xanh này... đây là nơi Dalai Lama thứ năm (Ngawang Lobsang Gyatso 1617-1682) từng tu học. Ông đã từng đứng ở đâu một trong những cửa sổ kia, mắt dõi nhìn về núi ?
Trên đỉnh núi kia nhiều linh hồn đã siêu thoát...
um-ma-ni-pat-nhi-hong...
bánh xe mani - vòng luân hồi miên viễn
leo trèo tìm cảm như thế này đây
độc hành cô miêu :-)
Bình thường ở nhà mình leo thang 2 bậc 1, nhưng ở đây thì hơi mệt vì thiếu oxy
hiệp khách hành - photo by Giang
..."dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo"... Tu viện Deprung giờ chỉ còn là nơi để khách viếng thăm. Chỉ còn vài tăng sĩ thưa thớt ẩn hiện, và một vài "lính canh" Trung Quốc...
photo by Giang^^
mình thích hành lang này cùng những hàng cột đỏ... nó gợi lên những điều rất xa xưa...
Tùng Tán Cương Bố, người kiến tạo Lhasa và hai bà vợ công chúa của ông - Công chúa Trung Quốc và công chúa Nepal.
nơi đây có 4.000 tượng Phật
... Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người, này em, em cứ phụ người...
Buổi sáng ở Tu viện Deprung, mình đã chụp rất nhiều ảnh - đây chỉ là 1 phần nhỏ. Mình thích không gian ở tu viện này, (và có lẽ vì sự hứng khởi và còn... sung sức). Những tấm ảnh mình chụp - hay nhờ bạn bè chụp mình, thường là do mình "đạo diễn" hình ảnh, đạo cụ, bối cảnh... để thể hiện một ý tưởng, một chân dung, một suy nghĩ, sự biểu cảm, cái đẹp của không gian - thời gian - con người, và cả tình yêu...
từ một khung cửa sổ...
my team ^^
----------------------
(*) Hay còn gọi là thiên táng - Phong tục của người Tây Tạng : người ta để xác chết trên núi cho chim kền kền ăn thịt.
(**) Tsongkhapa (Tông-khách-pa): người sáng lập ra phái mũ vàng Gelugpa (phái Cách-lỗ), ông là một nhà cải cách tôn giáo quan trọng trong lịch sử Phật Giáo Tây Tạng, người xây dựng Phật Giáo Tây Tạng ngày nay.
Ảnh đẹp lắm Mèo ạ. Tu viện ấy trông kỳ bí, sâu thẳm, trong khi mấy gái thì hiển nhiên, xinh xắn :-D Chị thích tấm có bóng Mèo với mấy ngọn nến quá :-)
ReplyDeletehihi, cám ơn chị, em thích tấm ảnh đó nhất đấy.^^
ReplyDeleteEm thích những ngọn nến được thắp từ mỡ yak, một ánh sáng của lòng từ bi hỉ xả, sự thành tâm, dâng hiến truyền từ đời này qua đời khác chỉ ở Tibet mới có. Tăng sĩ và những người dân tự nguyện đem những phích/ấm chứa mỡ yak đến để châm vào thường xuyên cho tu viện và bàn thờ Phật được sáng mãi (gọi là cúng đèn).
Có mấy tấm đứng bên Phật mà mặt còn gian lắm nhé! hahahaa
ReplyDeletengoài nhà cửa, cung điện, toàn là đất đồi khô cằn nhỉ? dân họ sống bằng chăn nuôi súc vật và dệt nhuộm ta?
ReplyDeleteKhông khô cằn đâu, dọc sông Yarlung và những thung lũng là những cánh đồng lúa mì và hoa cải xanh ngút ngàn và đẹp lắm, họ chăn nuôi yak, cừu, dê. Cũng có nghề dệt thảm nữa. Phong cảnh cực kỳ thanh bình.
ReplyDeletemặt người ta hiền lành đáng iu thế lại bảo gian, Thành "râu" gian thì có >:P
ReplyDelete